Kế hoạch Phát triển Hạ tầng số xã Tịnh Giang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
.
Thực hiện Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 07/02/2025 của huyện Sơn Tịnh về phát triển Hạ tầng số huyện Sơn Tịnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, UBND xã ban hành Kế hoạch phát triển Hạ tầng số xã Tịnh Giang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, như sau:
1. Mục đích
Phát triển hạ tầng số góp phần hoàn thành các mục tiêu trong Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 06/9/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XX về Chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 906/QĐ-UBND ngày 11/7/2022 về Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025; Hạ tầng số được phát triển nhanh, phát triển trước, phục vụ phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của huyện, xã; Phát triển hạ tầng số băng thông rộng, phổ cập, xanh, an toàn, bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
2. Yêu cầu
Hạ tầng số được phát triển với năng lực cao, chất lượng tốt, băng thông rộng, an toàn, đáp ứng nhu cầu phát triển của Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của huyện; đồng thời đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ số tiên tiến với chất lượng cao, chi phí phù hợp; được lập kế hoạch, triển khai song song, đồng bộ với hạ tầng giao thông, hạ tầng điện và các hạ tầng kỹ thuật khác; Hạ tầng số phát triển theo hướng mở, ảo hóa, tối ưu cho việc dùng chung để có thể được cung cấp như một dịch vụ; đảm bảo tính kế thừa, đồng bộ, tận dụng hạ tầng có sẵn.
II. MỤC TIÊU CHUNG
Phát triển hạ tầng số để phục vụ chuyển đổi số, xây dựng Chính quyền số, dẫn dắt kinh tế số, xã hội số, trong đó lấy trải nghiệm người dùng là trọng tâm; tạo động lực phát triển nhanh các ngành, lĩnh vực và nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế số; phát triển hạ tầng số với chất lượng cao, băng thông rộng đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu lớn.
III. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Mục tiêu đến năm 2025
- Phổ cập cáp quang đến các hộ gia đình, thôn;
- 100% các khu vực trung tâm xã và các điểm có thiết bị quan trắc trên địa bàn xã có dịch vụ di động 5G;
- Xây dựng, bảo đảm năng lực, sẵn sàng triển khai thử nghiệm mạng di động 6G;
- 100% các thôn, trên địa bàn xã có hạ tầng băng rộng di động;
- 100% dân số ở độ tuổi trưởng thành có điện thoại thông minh;
- Trung bình mỗi người dân có 01 kết nối Internet vạn vật (IoT - Internet of Things);
- Mỗi người dân có 01 định danh số;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đạt trên 50%;
- Triển khai các nền tảng cung cấp các công nghệ số (IoT, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, an ninh mạng,...) như dịch vụ, đóng vai trò là hạ tầng mềm để phát triển kinh tế, xã hội.
2. Mục tiêu đến năm 2030
-100% người sử dụng có khả năng truy nhập cáp quang với tốc độ 1Gb/s trở lên;
- Mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số;
- Xây dựng, bảo đảm năng lực, sẵn sàng triển khai thử nghiệm mạng di động 6G;
- Số lượng kết nối IoT đạt mức trung bình cao của tỉnh hoặc trung bình mỗi người dân 04 kết nối IoT;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đạt trên 70%;
- Triển khai nền tảng số quốc gia và một số nền tảng số dùng chung của tỉnh phục vụ phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và trong từng ngành, lĩnh vực trên địa bàn.
IV. NHIỆM VỤ
1. Phát triển hạ tầng Viễn thông và Internet
- Tập trung mở rộng vùng phủ sóng, chất lượng dịch vụ mạng di động 5G tại các khu vực trọng điểm: Khu vực trung tâm xã; di tích lịch sử - văn hóa,; cơ sở y tế; khu vực tập trung đông dân cư; khu vực trọng điểm ở nông thôn; tổ chức thực hiện sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích để thực hiện hỗ trợ phổ cập dịch vụ viễn thông băng rộng, máy tính bảng, điện thoại thông minh và thực hiện xây dựng hạ tầng số theo Chương trình triển khai trong từng giai đoạn.
- Phát triển mạng di động 5G và các thế hệ tiếp theo; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sớm triển khai các công nghệ mới trong quá trình phát triển hạ tầng số như mạng di động 6G, Open RAN, mô hình dữ liệu mở, …;
- Đẩy mạnh xây dựng và mở rộng mạng cáp quang băng rộng tốc độ cao đến các thôn trên toàn xã; thực hiện phổ cập sẵn sàng kết nối cáp quang băng rộng đến hộ gia đình có nhu cầu; phổ cập dịch vụ truy nhập Internet băng thông rộng tốc độ cao, độ trễ thấp tới các cơ quan, tổ chức, bệnh viện, trường học, doanh nghiệp...
- Triển khai sử dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6) cho toàn bộ kết nối mạng Internet trên địa bàn xã.
- Phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT) đáp ứng được yêu cầu của các lĩnh vực giao thông, năng lượng, điện, nước,... phục vụ phát triển đô thị thông minh và kết nối, chia sẻ dữ liệu trong nội huyện và các huyện lân cận.
2. Phát triển hạ tầng vật lý - số
- Triển khai tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước để chuyển đổi thành một bộ phận cấu thành quan trọng của hạ tầng số.
- Tận dụng cơ sở hạ tầng mạng di động 4G, 5G, 6G cho các giải pháp IoT, khai thác sức mạnh của điện toán đám mây và tích hợp các công nghệ tiên tiến để phát triển ngành công nghiệp.
- Thúc đẩy phát triển hạ tầng vật lý - số trong các lĩnh vực có tác động lớn như giao thông thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh, nhà máy thông minh, nông nghiệp thông minh… để nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế.
3. Phát triển hạ tầng tiện ích số và Công nghệ số như dịch vụ
- Phát triển hạ tầng tiện ích số và công nghệ số như dịch vụ, trọng tâm là các nền tảng: định danh số; xác thực số; thanh toán số, hóa đơn số; tích hợp, chia sẻ dữ liệu; xác thực văn bản số; chữ ký số và chứng thực chữ ký số.
- Tiện ích số được thiết kế để cung cấp hạ tầng mềm cho người dân và doanh nghiệp thực hiện các chức năng cốt lõi của giao dịch số - bắt đầu từ danh tính số, thanh toán số, hóa đơn số, xác minh tài liệu số và trao đổi dữ liệu.
- Sử dụng dịch vụ công nghệ AI, Blockchain, IoT để thông minh hóa, tự động hóa các hoạt động kinh tế, xã hội.
V. GIẢI PHÁP
1. Triển khai cơ chế, chính sách
- Triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách mới của cơ quan có thẩm quyền nhằm tạo điều kiện, thúc đẩy để phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng, xây dựng các trung tâm lưu trữ dữ liệu, trạm trung chuyển Internet,... trên địa bàn xã theo kế hoạch của doanh nghiệp; triển khai quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050.
- Triển khai chính sách, quy định ưu tiên ứng dụng các công nghệ mới trong triển khai các hệ thống thông tin, ứng dụng dùng chung của tỉnh; đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ thu hút doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư, phát triển hạ tầng số.
2. Ưu tiên phát triển hạ tầng số như hạ tầng giao thông, năng lượng
- Các cơ quan, đơn vị khi tham mưu ban hành các quy định bảo đảm hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, chiếu sáng… phải cho hạ tầng viễn thông được chia sẻ, dùng chung nhằm hỗ trợ phát triển hạ tầng viễn thông, bảo đảm hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế.
- Triển khai các chính sách, thúc đẩy, bảo đảm trong quy hoạch phải sẵn sàng cho phát triển hạ tầng số (ưu tiên không gian, vị trí, tạo điều kiện để phát triển hạ tầng băng rộng, xây dựng các trung tâm lưu trữ dữ liệu, trạm trung chuyển Internet…).
- Hoàn thiện chính sách, bảo đảm khả năng triển khai hạ tầng băng rộng đồng bộ với hạ tầng ngành khác (giao thông, xây dựng, cấp thoát nước, chiếu sáng, năng lượng) theo nguyên tắc tăng cường chia sẻ, dùng chung.
- Tăng cường phối hợp, chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng viễn thông để tăng hiệu quả đầu tư, phát triển, xây dựng hạ tầng của doanh nghiệp bảo đảm mỹ quan và an toàn cho người dân; triển khai các phương pháp chia sẻ hạ tầng tiên tiến (thụ động, tích cực).
- Triển khai thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Quảng Ngãi; Thúc đẩy chia sẻ hạ tầng mạng dùng chung giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật để mở rộng vùng phủ sóng mạng di động 4G, 5G, giảm thiểu chi phí đầu tư.
3. Các nhiệm vụ bảo đảm an toàn, an ninh thông tin
- Tiếp tục duy trì, bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp. Đảm bảo trên 90% cơ quan, tổ chức khắc phục, xử lý các điểm yếu, lỗ hổng, an ninh thông tin; 100% máy chủ, máy trạm các cơ quan nhà nước được triển khai giải pháp phòng chống mã độc; 100% hệ thống thông tin công khai trực tuyến của các cơ quan nhà nước được giám sát từ xa.
- Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, tập huấn, tuyên truyền với nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức về an ninh, an toàn thông tin trên mạng viễn thông và Internet.
4. Nghiên cứu triển khai
- Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới trong triển khai mạng truy nhập Internet băng rộng để phục vụ nhu cầu của người dân trong việc sử dụng các dịch vụ truy nhập băng rộng; đồng thời đảm bảo hạ tầng cho các ứng dụng kết nối IoT (phòng chống thiên tai, cảnh báo thảm họa).
- Thúc đẩy ứng dụng các hạ tầng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, IoT, dữ liệu lớn.
- Phát triển mạng di động 6G thông qua hệ sinh thái mở (thiết bị, giải pháp, ứng dụng….) gồm các thành phần: nền tảng mở, công nghệ mở, mã nguồn mở,...
5. Tuyên truyền, nâng cao năng lực khai thác hạ tầng số
- Truyền thông về “Phát triển hạ tầng số với hệ sinh thái mở, tạo niềm tin số” tạo sự đồng thuận xã hội, sự ủng hộ của nhà nước.
- Tuyên truyền, phổ biến những đặc tính, khả năng đáp ứng, cung cấp dịch vụ của hạ tầng băng rộng cố định, băng rộng di động chất lượng cao (5G, 6G) để các cá nhân, tổ chức nắm bắt, xác định nhu cầu (về tốc độ, độ trễ, …) theo từng mục đích sử dụng (y tế, giáo dục, thương mại điện tử,…) từ đó đặt hàng các doanh nghiệp hạ tầng số thiết lập cung cấp.
- Truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân, bao gồm các kỹ năng cơ bản như truy cập và sử dụng Internet, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm an toàn thông tin cá nhân.
- Triển khai các chiến dịch tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lợi ích của việc chuyển đổi từ hạ tầng công nghệ thông tin đơn lẻ sang điện toán đám mây nhằm tăng tỷ lệ sử dụng điện toán đám mây của các doanh nghiệp trong nước.
VI. KINH PHÍ
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành; nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch, đề án liên quan đã được phê duyệt; nguồn kinh phí của doanh nghiệp và nguồn huy động từ các nguồn tài trợ hợp pháp khác.
2. Đối với kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước: hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết, lập dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ và tổng hợp chung trong dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí theo quy định và khả năng cân đối ngân sách.
3. Đối với kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn kinh phí của doanh nghiệp: Doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí và các nguồn lực của đơn vị để thực hiện Kế hoạch này.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Phòng Văn hóa Thông tin và Truyền thông huyện, UBND xã kết quả triển khai thực hiện theo quy định.
b) Hướng dẫn các cơ quan truyền thông, các đơn vị có Trang/Cổng thông tin điện tử, hệ thống thông tin cơ sở thực hiện tuyên truyền về các nội dung Kế hoạch này; tuyên truyền kết quả, thành tựu trong quá trình phát triển hạ tầng số phục vụ Chương trình chuyển đổi số của xã.
c) Phối hợp với các phòng, ban, đơn vị, ngành liên quan; UBND các xã, thị trấn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp phát triển hạ tầng số.
2. Các đơn vị, ngành; Trưởng thôn
a) Tạo điều kiện phát triển hạ tầng số, sử dụng chung hạ tầng viễn thông với hạ tầng kỹ thuật liên ngành (giao thông, xây dựng, điện, nước,...).
b) Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng số trong việc bảo vệ, xử lý các vụ việc phá hoại hạ tầng số, cản trở xây dựng, lắp đặt các công trình viễn thông trên địa bàn.
c) Xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương phải lồng ghép phương án phát triển, quản lý hạ tầng số (đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động).
d) Tạo điều kiện phát triển hạ tầng số: bố trí không gian, địa điểm để lắp đặt thiết bị, nhà trạm, công trình viễn thông, hỗ trợ, thúc đẩy dùng chung hạ tầng viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác; giải quyết thủ tục hành chính về cấp giấy phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo thẩm quyền, đảm bảo thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.
e) Thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch này và theo Phụ lục phân công nhiệm vụ kèm theo.
3. Bộ Tài chính - Kế toán
a) Phối hợp với Văn hoá xã hội tham mưu UBND xã các giải pháp thu hút vốn đầu tư hợp pháp từ doanh nghiệp, xã hội để phát triển hạ tầng số theo đúng quy định.
b) Bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này.
c) Hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có ứng dụng công nghệ để chủ động tham gia phát triển hạ tầng số.
d) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu trình cấp thẩm quyền bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung của Kế hoạch theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách và dự toán của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
4. Bộ phận địa chính xây dựng
Chủ trì, phối hợp các đơn vị, ngành, ban thôn tạo điều kiện phát triển, tích hợp các thành phần của hạ tầng số trong các công trình xây dựng dân dụng; hướng dẫn việc cấp giấy phép xây dựng cho các công trình xây dựng thuộc hạ tầng số và phục vụ cho sự phát triển của hạ tầng số theo thẩm quyền.